Chủ đề sự kiện là gì? Cách hình thành nên chủ đề của sự kiện
Mỗi năm ở Việt Nam có hàng trăm, hàng nghìn sự kiện được diễn ra. Là một nhà tổ chức sự kiện và phải làm sao để tạo nên một sự kiện hay, ý nghĩa thì đó nằm ở chủ đề sự kiện. Chủ đề sự kiện như một chiếc xương sống xuyên suốt nội dung của chương trình. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá chủ đề của sự kiện và cách để hình thành nên chúng.
Chủ đề sự kiện là gì? Cách hình thành nên chủ đề của sự kiện
Chủ đề của sự kiện là gì?
Chủ đề được hiểu là nội dung ngắn gọn mang tính khái quát, biểu tượng chứa đựng các ý tưởng, mục đích, nội dung, hình thức.. của sự kiện
Đây không phải là một cụm từ cứng nhắc, công thức mà tùy theo mục đích, ý tưởng, tính sáng tạo đột phá của nhà đầu tư, tổ chức sự kiện nó có thể có những cách thể hiện và biểu đạt khác nhau.
Tuy nhiên chủ đề của sự kiện cũng là cơ sở đề xây dựng các ý tưởng và ngược lại, các ý tưởng cũng là cơ sở để điều chỉnh chủ đề thậm chí trong nhiều trường hợp từ ý tưởng mới xây dựng nên chủ đề. Đây là cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức nên phải chứa đựng đầy đủ các thông tin cơ bản như: Hình thức tổ chức, tên chủ đầu tư, nội dung cơ bản,…
Ví dụ: Lễ ra mắt sản phẩm phở ăn liền – Phở Story
Lễ ra mắt phim – Lật mặt 6
Lễ khai trương,….
Phân biệt chủ đề sự kiện và tên của sự kiện
Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng chính chủ đề để làm tên của sự kiện (có thể thu gọn lại, biểu tượng hóa, khái quát hóa,..) Chính vì vậy có nhiều người lầm tưởng đồng nghĩa giữa hai khái niệm này.
Ngoài ra, tên gọi sự kiện có thể mang tính biểu tượng cao với mục đích Marketing cho sự kiện, gây sự tò mò và tạo sự hiếu kỳ cho khán giả. Ví dụ: Duyên dáng Việt Nam, Tinh hoa Bắc Bộ,… Những tên gọi này không thể coi là chủ đề được vì nó không đủ thông tin cho việc lựa chọn hình thức, xây dựng chương trình và phát triển ý tưởng về sau.
Cách hình thành chủ đề cho sự kiện
Thông thuờng chủ đề thường được các nhà đầu tư xác định từ trước và yêu cầu các nhà tổ chức sự kiện thực hiện theo.
Trong hoạt động tổ chức sự kiện ở các nước phát triển, nhà đầu tư sự kiện thường đưa ra mục đích trong việc đầu tư sự kiện của mình, việc hình thành chủ đề được giao cho nhà tổ chức sự kiện, để tận dụng sự hiểu biết, kinh nghiệm.
Ví dụ: Một doanh nghiệp yêu cầu nhà tổ chức sự kiện giới thiệu một loại sản phẩm mới của doanh nghiệp có tẩm ảnh hưởng lớn. Theo mục đích này nhà tổ chức sự kiện có thể đưa ra nhiều hình thức tổ chức sự kiện khác nhau như: giới thiệu sản phẩm mới, tổ chức hội thảo hội nghị, gặp mặt các nhà đại lý… Đa số trường hợp người ta thường kết hợp cả hai hướng trên, nhà đầu tư sự kiện với các chuyên gia marketing của mình sẽ cùng với người tổ chức bàn bạc và thống nhất chủ đề vào nhiều yếu tố khác nhau có liên quan.
Kết luận
Có thể nói chủ đề sự kiện thật sự phong phú, hy vọng qua bài viết này những đọc giả có thể hiểu hơn về ngành sự kiện. Nếu có thắc mắc cần trợ giúp hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline, website hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết về dịch vụ. Với Ngọc Nam Event, tổ chức sự kiện không chỉ cần thành công mà còn phải tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ và mang lại giá trị thực cho khách hàng.
Xem thêm: Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm phở ăn liền Phở Story
Mọi chi tiết cụ thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ & SỰ KIỆN NGỌC NAM
“Tổ chức sự kiện trọn gói – Uy tín chuyên nghiệp”
- Hotline: 0903.255.088
- Email: tuan.pham@sukienngocnam.com.vn
- Website: sukienngocnam.com.vn