Thủ tục xin giấy phép tổ chức họp báo
Giấy phép tổ chức họp báo là một trong những yêu cầu quan trọng để tổ chức các sự kiện truyền thông. Giấy phép tổ chức họp báo là loại giấy tờ cần thiết để doanh nghiệp tiến hành một buổi họp báo ra mắt sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình. Trong bài viết này, Công ty TNHH Dịch vụ và Sự kiện Ngọc Nam (Ngọc Nam Event) sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về quy trình xin cấp giấy phép tổ chức họp báo tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý
- Luật Báo chí năm 2016 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí
- Nghị định 51/2002/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí
- Nghị định 88/2012/NĐ-CP Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
- Thông tư 04/2014/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
Tại sao cần giấy phép tổ chức họp báo?
- Thứ nhất, nếu không có giấy phép tổ chức họp báo thì bạn sẽ không thể được các công ty tổ chức sự kiện, các sân khấu ký kết hợp đồng tổ chức họp báo.
- Thứ hai, nếu không có giấy phép tổ chức họp báo thì sẽ không được tổ chức họp báo.
- Thứ ba, trường hợp không có giấy phép tổ chức họp báo mà vẫn tiến hành họp báo thì sẽ bị phạt tiền từ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Thứ tư, việc tổ chức họp báo không đúng quy định pháp luật sẽ khiến tổ chức, doanh nghiệp mất đi thương hiệu, hình ảnh và độ tin cậy của thông tin. Đồng thời, các nhà báo có thể sẽ không đăng bài viết công bố nội dung họp báo này.
Đối tượng được phép tổ chức họp báo
- Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
- Cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
- Người phát ngôn hoặc người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; các bộ, cơ quan ngang bộ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm họp báo định kỳ và đột xuất để cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.
- Cơ quan, tổ chức không thuộc cơ quan nhà nước và công dân có quyền tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí.
Thủ tục xin giấp phép tổ chức họp báo
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận thành lập.
– Văn bản của cá nhân, Công ty, Doanh nghiệp xin phép họp báo ghi rõ:
+ Ngày, giờ họp báo ; Nội dung họp báo
+ Địa điểm tổ chức họp báo
+ Thành phần tham dự
+ Người chủ trì họp báo, chức danh người chủ trì
+ Các chi tiết khác có liên quan: trưng bày tài liệu, hiện vật,…
– Chương trình họp báo và danh sách cơ quan báo chí tham gia.
– Hai thư mời gửi Sở Thông tin và Truyền Thông đến tham dự buổi họp báo
– Thông cáo báo chí.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Việc nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.
Thẩm quyền giải quyết hồ sơ:
– Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa – Thông tin (Cục báo chí)
– Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa – Thông tin)
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Nhận kết quả
Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận trả kết quả của cơ quan đã nộp hồ sơ.
Không có giấy phép tổ chức họp báo sẽ bị phạt
Trường hợp cá nhân, tổ chức không có giấy phép tổ chức họp báo, không thông báo họp báo lên cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thì bị xử phạt. Theo quy định của Nghị định 119/2020/NĐ-CP, mức phạt từ 01.00.000 đồng – 40.000.000 tùy vào mức độ vi phạm. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi họp báo nhưng không thông báo trước bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời gian quy định.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi họp báo có nội dung không đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận hoặc không đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi họp báo khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ.
Câu hỏi thường gặp
Bị đình chỉ cuộc họp báo khi nào?
Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan…Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy…Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án, thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em…
Đã được chấp nhận cho họp lần 1 thì khi có nhu cầu họp lần 2 có cần tiến hành thủ tục xin giấy phép họp báo lần 2 không?
Theo quy định của pháp luật thì cứ mỗi lần tổ chức họp báo thì cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép tổ chức họp báo. Như vậy là dù cùng ra mắt 1 sản phẩm nhương tổ chức nhiều lần thì đều phải xin phép.
Xem thêm:Xin giấy phép tổ chức họp báo tại Hưng Yên nhanh nhất
Last Updated on 22 Tháng tám, 2024 by admin
Mọi chi tiết cụ thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ & SỰ KIỆN NGỌC NAM
“Tổ chức sự kiện trọn gói – Uy tín chuyên nghiệp”
- Hotline: 0903.255.088
- Email: tuan.pham@sukienngocnam.com.vn
- Website: sukienngocnam.com.vn